Hoàn công là thủ tục hành chính bắt buộc sau một công trình xây dựng. Và bản vẽ hoàn công chính là thủ tục quan trọng trong hồ sơ hoàn công. Vậy bản vẽ này là gì? Cách lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn ra sao?
1. Bản Vẽ Hoàn Công Là Gì?
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ chi tiết các bộ phận trong công trình xây dựng, thể hiện chính xác nhất kích thước và tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây xong.
Vì sao phải lập bản vẽ hoàn công?
Như đã nói ở trên, bản vẽ hoàn công thể hiện một cách chính xác nhất kích thước và tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây xong so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Từ đó, giúp chủ nhà biết được hiện trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây sửa xong.
Đồng thời bản vẽ hoàn công cũng là căn cứ để hoàn tất việc nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu. Là cơ sở để cơ quan Nhà nước xem xét và quản lý xem công trình có thực hiện theo đúng giấy phép xây dựng không.
Xem thêm: Phong thủy căn hộ chung cư.
Vai trò của bản vẽ hoàn công
- Là căn cứ để thanh toán, quyết toán và kiểm toán.
- Giúp người dùng biết được quy mô, kết cấu của công trình để có được sự sắp xếp và sử dụng đúng mục đích.
- Là căn cứ cho các cơ quan thanh tra tìm lại các số liệu liên quan đến công trình.
- Cũng là căn cứ để chủ đầu tư xác định lại tài sản trên đất sau khi xây xong.
Giấy tờ thủ tục cầ thiết cho bản vẽ hoàn công
Bộ bản vẽ hoàn công đầy đủ sẽ gồm:
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư ký với các bên thi công.
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và Báo cáo kết quả thẩm tra.
- Văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.
Bản vẽ hoàn công khác gì với bản vẽ thi công?
Nếu thi công công trình như bản vẽ thiết kế, không có sự thay đổi nào trên thực tế thì không sự khác biệt giữa bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công. Do đó, có thể dùng chính bản sẽ thiết kế ban đầu để làm bản vẽ hoàn công.
Tuy nhiên, nếu có một sự thay đổi dù chỉ là kích thước thì cũng phải làm lại bản vẽ hoàn công. Đồng thời, các bên liên quan phải ký xác nhận và bên thi công phải đóng dấu hoàn công vào bản vẽ.
2. Các Yêu Cầu Của Bản Vẽ Hoàn Công
- Phản ánh đúng hiện thực thi công công trình, tuyệt đối không cho phép sai số.
- Tiến hành lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, tránh việc hồi ký hoàn công.
- Lập và xác nhận theo đúng quy định của pháp luật.
- Thể hiện đúng, đủ và chính xác những thay đổi, chỉnh sửa trong quá trình thi công nhằm thuận tiện khai thác, sử dụng và bảo trì.
3. Ai Là Người Lập Bản Vẽ Hoàn Công?
Theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công.
Đối những công trình là nhà ở dưới 3 tầng hay có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, thì mọi cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm sẽ được lập bản vẽ.
4. Ai Là Người Ký Bản Vẽ Hoàn Công?
Bên nhà thầu có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công, ghi rõ họ tên và chữ ký của người lập bản. Tiếp theo, người đại diện pháp luật (chủ đầu tư) ký tên và đóng dấu xác nhận.
5. Thời Gian Lập Bản Vẽ Hoàn Công
Tùy theo nhóm công trình mà thời hạn lập bản vẽ hoàn công là khác nhau:
- Công trình thuộc dự án nhóm A: tối thiểu trong vòng 10 năm.
- Công trình thuộc dự án nhóm B: tối thiểu trong vòng 7 năm.
- Công trình thuộc dự án nhóm C: tối thiểu trong vòng 5 năm.
6. Cách Thể Hiện Và Lập Bản Vẽ Hoàn Công Đúng Chuẩn
Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng
- Bên nhà thầu cử nhân viên kỹ thuật chụp lại hình vẽ, thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu và lắp đặt thiết bị tĩnh.
- Nhân viên kỹ thuật thực hiện đo vẽ hoàn công, tiến hành ghi chép lại các số liệu thực tế xem có khác gì so với bản vẽ thiết kế không.
- Nếu kích thước và các thông số thi công thực tế trùng khớp với kích thước và thông số thi công trên bản vẽ thiết kế, thì bản vẽ thiết kế sẽ được dùng làm bản vẽ hoàn công.
- Nếu các thông số có sự thay đổi thì thể hiện tất cả những thay đổi này trên bản copy bản vẽ thiết kế ban đầu và ký tên.
Lưu ý khi lập bản vẽ hoàn công cần ghi rõ họ tên, chữ ký người lập. Đồng thời phải có chữ ký và đóng dấu của người đại diện pháp luật của nhà thầu.
Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng và hạng mục công trình
- Nhân viên kỹ thuật chụp lại toàn bộ bản vẽ thiết kế giữ khung tên và số hiệu.
- Nếu kích thước và các thông số thi công thực tế hoàn toàn giống với bản vẽ thiết kế thì bản vẽ hoàn công chính là bản vẽ thiết kế.
- Nếu các thông số và số liệu không khớp với bản vẽ thiết kế thì bổ sung các thay đổi đó ngay trên bản thiết kế.
7. Các Loại Bản Vẽ Hoàn Công
Bản vẽ hoàn công được có nhiều loại dựa trên quy mô công trình, hạng mục xây dựng và giai đoạn thi công gồm:
- Bản vẽ công việc xây dựng.
- Bản vẽ bộ phận công trình.
- Bản vẽ giai đoạn xây dựng.
- Bản vẽ lắp đặt thiết bị.
- Bản vẽ từng hạng mục công trình.
- Bản vẽ tổng thể công trình.