0 đ đến 1.500.000 đ

Chúng tôi đã tìm thấy 0 các kết quả. Xem Kết quả

Nhà dài: Một công trình văn hóa độc đáo của người Ê-đê

Nhà dài của đồng bào Ê-đê là một công trình văn hóa độc đáo. Nó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian. Đáng chú ý là nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá giang, không có vi kèo, do đó khung nhà và mái nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép lại. Người ta khoét ngàm để đặt đôi xà dọc lên hàng cột cái, quàng quá giang lên đôi xà dọc và cột ốp vào nhau. Những đòn tay, rui, mè và trên cùng là mái tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống để cây đòn tay chèn giữ phía trên.

Nhà làm theo hướng Bắc – Nam, mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên. Phên dựng ở hai đầu hồi thẳng đứng, còn phên dựng theo chiều dài thì ngã ra hai bên, nếu nhìn từ xa, ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Nhà dài có hai cửa, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Sát với hiên là sàn.

Không gian nhà theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: từ cửa chính đi vào là một phần rộng, chiếm 1/3 hay 2/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý. Gah và Ôk được ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình, trong đó cột phía đông là cột chủ, bên cạnh kê một bộ phản để người đứng đầu gia đình ngồi khi hội họp, trong khi đó cột phía Tây là cột trống nơi có đặt chiếc trống cái trên ghế Kpan cao 0,50m, dài từ 10 – 20m để nhạc công ngồi đánh chiêng, trống, cồng. Gầm ghế thường là nơi để cồng chiêng. Sát vách phía sau hàng cột phía đông là nơi để hàng ché. Bên cạnh bếp khách còn có bếp nấu ăn khi có lễ nghi. Ngày xưa, ở gian Gah còn có bếp để cho trai gái chuyện trò.

Diện tích phần Ôk, theo chiều dọc phía đông là những buồng ngủ cho từng cặp vợ chồng, có phên ngăn theo thứ tự từ con cả cho đến con út. Khi ngủ, người Ê-đê thường quay đầu về hướng đông.

Nhà dài Ê-đê có cùng mô-típ chung về kết cấu bộ phận và kỹ thuật xây đựng. Nhà dài của người Ê-đê Adham Krông ở Krông Buk và của người Ê-đê K’pa, Ê-đê Bih (Buôn Ma Thuột và Krông Ana) rất giống nhau về hình thức kiến trúc cũng như cách thức sử dụng. Riêng nhóm Ê-đê Mdhun ở M’drăk thì nhà dài có ngắn hơn và lòng thì cũng hẹp hơn nhiều. Nhà dài trong các buôn đều có đòn nóc nằm theo hướng Bắc – Nam, cầu thang thì nằm ở hai đầu hồi tránh được gió Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây Nam vào mùa mưa.

Đặc biệt ở nhà dài Ê-đê có hai cầu thang: Đực và Cái. Cầu thang Cái đặt ở trước nhà dùng cho khách và đàn ông, con trai. Cầu thang Đực nằm khuất phía sau nhà dùng cho đàn bà, con gái. Về hình thức, cầu thang cũng có 2 loại: Cầu thang ván và cầu thang thân cây chặt khúc làm bậc lên xuống. Cầu thang ván là một thanh cây lớn, dày đến ba, bốn phân tây, rộng từ 5 – 6 phân tây, dài từ 1m50 đến 2m50, có hình chiếc thuyền lướt sóng, phía đầu cong lên và được chạm khắc hình vành trăng non và đôi bầu vú. Vành trăng non tượng trưng cho sự chung thủy, đôi bầu vú tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang ván chỉ dùng riêng làm cầu thang Cái trong khi cầu thang Đực thì dùng ván hay cây gỗ đều được cả. Điều lưu ý, là các bậc thang luôn lấy số lẻ, từ năm đến bảy bậc. Người Ê-đê tin rằng, số chẵn là số của ma quỷ, còn số lẻ mới là số của người. Nếu có trường hợp nhà dài nào đó, cầu thang Cái bị lật ngược lại thì phải hiểu rằng, gia đình đó có chuyện buồn phiền và không muốn tiếp khách.

Nhà dài Ê-đê do một phụ nữ làm chủ, phản ánh sự tồn tại của chế độ mẫu hệ. Trung bình mỗi nhà dài có từ 3 – 9 đôi vợ chồng sinh sống. Xưa kia, mỗi nhà có chiều dài trên 100 mét, đồng bào thường ví “dài như tiếng chiêng ngân”, nhưng ngày nay chiều dài chỉ phổ biến từ 25 – 30 mét. Có thể khẳng định rằng, nhà dài là một mẫu mực về kiến trúc nhà ở mà người đời sau không dễ dàng bắt chước. Bảo tàng Đăk Lăk đang tiến hành phục chế nhiều loại nhà dài nhằm bảo tồn, giữ gìn một công trình văn hóa đặc biệt của đồng bào Ê-đê.

Bài viết khác

DỰ ÁN NOVAWORLD MŨI NÉ MARINA CITY

DỰ ÁN NOVAWORLD MŨI NÉ MARINA CITY

KĐT sinh thái Novaworld Mũi Né – Marina City đang được nhiều NĐT quan tâm trong thời gian qua khi dự án này đã đánh thức thị trường BĐS Phan Thiết. Với việc CĐT là Novaland hứa hẹn sẽ mang đến cho các nhà đầu tư những sản phẩm đầu tư sinh...

HỒ LẮK – Bức tranh được Thiên Nhiên ban tặng

HỒ LẮK – Bức tranh được Thiên Nhiên ban tặng

Hồ Lắk còn gọi có tên gọi khác là hồ Lạc Thiện, nằm ngay thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, cách trung tâm Buôn Ma Thuột 56km về phía Nam trên quốc lộ 27 đường đi Đà Lạt.   Theo ngôn ngữ của dân tộc Mnông thì từ “Lắk” có...

THUYỀN ĐỘC MỘC – HỒ LẮK

THUYỀN ĐỘC MỘC – HỒ LẮK

Thuyền độc mộc - Một loại thuyền truyền thống có lịch sử từ lâu đời quen thuộc. Đây còn là tài sản quý giá của người dân M’nông R’lâm và là nét đẹp nên thơ của hồ Lắk. Bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng, người dân nơi đây đã...

BUÔN MA THUỘT – ĐẦU MỐI GIAO THÔNG QUAN TRỌNG

️🎯 Nhờ vào vị trí đặc biệt, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là đầu mối giao thông quan trọng của Quốc Gia. Với đầy đủ các loại hình từ đường bộ, đường hàng không và sắp triển khai thêm hệ thống đường sắt. 💦 Giao thông đường bộ: 💧...

BUÔN MA THUỘT KHỞI NGUỒN CỦA NỀN VĂN HOÁ CÀ PHÊ

BUÔN MA THUỘT KHỞI NGUỒN CỦA NỀN VĂN HOÁ CÀ PHÊ

Nhà y học vĩ đại William Harvey (1578-1657) từng nhận định “Cà phê là cội nguồn của hạnh phúc và sự thông thái”. ☕️ Và từ lâu việc thưởng thức một tách cà phê vào buổi sáng đã dần trở thành thói quen của nhiều người. ☕️ Một tách cà...

So sánh các bảng liệt kê