0 đ đến 1.500.000 đ

Chúng tôi đã tìm thấy 0 các kết quả. Xem Kết quả

Trần gỗ là gì? Ưu nhược điểm và phân loại trần gỗ

Trần Gỗ là gì?, ưu và nhược điểm của trần gỗ

Trần gỗ là gì?

Trần gỗ là vật liệu từ gỗ ốp trần nhà, được lắp ghép trên nền trần bê tông cốt thép ban đầu. Các loại gỗ làm trần nhà hiện khá đa dạng, mang đến không gian sống sang trọng, ấm cúng.

Nhìn chung, vật liệu từ gỗ làm trần nhà có độ bền cao, nhiều mẫu mã, quy cách với giá thành cạnh tranh và được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay.

Lưu ý khi làm trần gỗ

– Chọn chất liệu phù hợp: Tùy vào đặc điểm ngôi nhà, khả năng chịu lực, phong cách thiết kế, diện tích trần nhà để lựa chọn chất liệu làm trần phù hợp.

– Hài hòa với màu sắc tường nhà, không gian sống: Với không gian có diện nhỏ, gia chủ nên lựa chọn màu gỗ sáng để căn phòng trở nên sáng sủa hơn, giúp nới rộng không gian cách triệt để. Với ngôi nhà có diện tích lớn, bạn có thể sử dụng tông màu trung tính đến tối, trầm ấm, bề mặt nhiều vân để tạo được cảm giác ấm cúng, sang trọng cách tối đa.

– Thiết kế hệ thống ánh sáng: Với khu vực trần nhà, nên bổ sung ền với tông màu vàng, đèn chùm ánh sáng trắng, kem để tạo ra một không gian vừa sang trọng, vừa ấm cúng và đảm bảo độ sáng cho toàn bộ ngôi nhà.

Các loại trần gỗ phổ biến hiện nay

Trên thị trường, trần nhà bằng gỗ khá đa dạng, làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ nhựa composite,… với những đặc tính, ưu nhược điểm riêng, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Trần gỗ tự nhiên

Loại này được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên như pơ mu, lim, giáng hương, gỗ gõ đỏ, xoan đào, sồi,…

– Ưu điểm của trần gỗ tự nhiên:

+ Trần gỗ tự nhiên có độ chắc chắn, cứng cáp, chống ẩm, chống mối mọt, có độ bền bỉ, tuổi thọ cao;

+ Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Loại trần này có những vân gỗ tự nhiên sống động, đẹp mắt, độc đáo, mang đến phong cách sang trọng, đẳng cấp cho không gian sống;

+ Màu gỗ đẹp, trần thường mang theo màu tự nhiên của gỗ nên không bị phai theo thời gian giống các màu sơn thông thường. Ngược lại, một số loại gỗ còn có khả năng lên màu khi sử dụng trong thời gian dài khiến cho màu trần càng tự nhiên, bắt mắt;

+ Được làm từ vật liệu tự nhiên nên an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường sống;

+ Giúp giá trị ngôi nhà tăng theo thời gian, nhất là với những ngôi nhà sử dụng các loại gỗ quý như lim, táu, sến,…

– Nhược điểm của trần gỗ tự nhiên:

+ Nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên giá thành loại trần này khá cao;

+ Vật liệu gỗ tự nhiên nặng nên thường chỉ phù hợp cho các ngôi nhà kết cấu chắc chắn, kiên cố mới chịu được sức nặng của trần trong thời gian dài;

+ Thi công lâu, mất nhiều thời gian.

Giá trần nhà bằng gỗ tự nhiên tham khảo

Trần nhà bằng gỗ tự nhiên có giá phụ thuộc vào loại gỗ. Giá tham khảo của một số loại gỗ làm trần nhà như sau gỗ Gụ Lào 2 – 3 triệu đồng/m2; gỗ Pơ mu từ 1,5 – 3,9 triệu đồng/m2; gỗ Hương 2,5 – 6 triệu đồng/m2; gỗ xoan đào 0,6 – 1 triệu đồng/m2;…

Trần gỗ công nghiệp

Loại trần này là giải pháp thay thế khi nguồn khan hiếm từ gỗ tự nhiên. Trần sử dụng gỗ công nghiệp thường hướng đến sự đơn giản, tinh tế, phù hợp cho không gian nội thất hiện đại.

– Ưu điểm trần gỗ công nghiệp

+ Giá thành cạnh tranh, rẻ hơn so với trần gỗ tự nhiên;

+ Thi công đơn giản, nhanh chóng: Với việc sản xuất đồng loạt theo dây chuyền công nghiệp tiên tiến, trần mang đến cảm quan hoàn hảo, đồng nhất về họa tiết, hoa văn cho đến màu sắc, giúp việc thi công ít tốn thời gian hơn.

+ Đa dạng mẫu mã, hoa văn: Trần gỗ công nghiệp có sự đa dạng trong chất liệu, hoa văn, họa tiết vân gỗ và màu sắc. Gia chủ có thể thoải mái cân nhắc và lựa chọn mẫu thiết kế trần thật sự ưng ý và phù hợp cho phong cách ngôi nhà.

+ Trần làm từ gỗ công nghiệp đã trải qua quá trình xử lý chế biến kỹ càng kết hợp phụ gia mang đến khả năng chống ẩm mốc tốt nên ngăn chặn được tình trạng bong tróc, ẩm mốc trần nhà.

+ Vệ sinh đơn giản, dễ dàng. Bề mặt có khả năng chống xước, bóng, ít bám bụi nên luôn giữ được sáng đẹp cho không gian.

 

– Nhược điểm của trần gỗ công ngiệp

+ Trần làm từ gỗ công nghiệp thường được thiết kế theo kích cỡ có sẵn và khó có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu sử dụng.

+ Mặc dù sản phẩm gỗ công nghiệp có tuổi thọ khá tốt tuy nhiên so với gỗ tự nhiên thì vẫn kém bền hơn.

+ Gỗ công nghiệp chỉ có thể tạo hình đơn giản chứ không thể điêu khắc, chạm trổ những hoa văn phức tạp, cầu kỳ.

+ Trần phải đảm bảo được sơn phủ nhiều lớp bằng sơn chất lượng tốt mới đảm bảo khả năng giữ màu và độ bóng.

Giá thi công một số hạng mục trần gỗ công nghiệp

Giá 1m2 trần công nghiệp dao động từ: 290.000 – dưới 600.000 đồng/m2. Bảng giá thi công trần gỗ công nghiệp thay đổi tùy thuộc vào từng loại gỗ cụ thể. Bạn có thể tham khảo giá thi công một số hạng mục như ốp phẳng 500 – 700 ngàn đồng/m2; giật cấp 650 – 850 ngàn đồng/m2; phào trần góc 60 ngàn đồng/md; chỉ nẹp trang trí 30 ngàn đồng/md.

Trần gỗ nhựa composite

Loại trần gỗ này sử dụng vật liệu gỗ nhựa composite (WPC), liên kết với khung xương với trần nhà. Gỗ nhựa composite được kết hợp từ bột gỗ tái chế, nhựa (PE/PVC) và các chất phụ gia.

Trần gỗ nhựa composite có quy cách đa dạng, mẫu mã, màu sắc phong phú, có độ bền tốt, không bị cong vênh, co ngót, chống cháy tốt. Mặc dù không có tính thẩm mỹ cao như các loại trần gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp nhưng trần gỗ nhựa composite có thể sử dụng được cả khu vực ngoài trời với khả năng chống chịu thời tiết tốt.

Giá 1 mét dài trần nhựa WPC dao động từ: 160.000 đến dưới 300.000 đồng/m.

Các xu hướng trần gỗ được ưa chuộng năm 2022

Trần gỗ hiện đại: Với phong cách thiết kế này bạn có thể sử dụng trần gỗ công nghiệp hoặc trần gỗ nhựa, mang đến không gian sống hiện đại, năng động, cá tính phù hợp với gia chủ trẻ.

 

Khách hàng có thể lựa chọn kiểu ốp song song hoặc hình vuông đan xen cho ốp trần gỗ phòng khách và nên chọn màu gỗ từ sáng đến trung tính.

Trần gỗ phong cách tân cổ điển: Chất liệu được chọn thường là chọn trần làm từ gỗ tự nhiên, kết hợp độc đáo giữa nét cổ điển và hiện đại, màu sắc là những gam màu trầm, từ trung tính đến tối cùng với những họa tiết hoa văn sống động, cuốn hút.

Trần gỗ tân cổ điển thường được sử dụng cho các công trình kiến trúc lớn, sang trọng như biệt thự, resort, villa, mẫu trần gỗ phòng ngủ đẹp hoặc các công trình theo hơi hướng này.

Trần gỗ phong cách đơn giản: đem lại cho không gian cảm giác thoải mái, dễ chịu, tinh tế.

 

Thiết kế trần gỗ theo phong cách này không quá cầu kỳ, màu sắc đơn giản, màu sắc từ sáng đến trung tính.

Trần gỗ phong cách phá cách: Đây là kiểu ốp khá kén người chọn nhưng lại rất khác biệt, mới lạ, thường ốp theo kiểu ô vuông hoặc xương cá. Gia chủ nên chọn màu trần sáng kết hợp với trung tính.

Thiết kế trần gỗ theo phong cách này không quá cầu kỳ, màu sắc đơn giản, màu sắc từ sáng đến trung tính.

Trần gỗ phong cách phá cách: Đây là kiểu ốp khá kén người chọn nhưng lại rất khác biệt, mới lạ, thường ốp theo kiểu ô vuông hoặc xương cá. Gia chủ nên chọn màu trần sáng kết hợp với trung tính.

 

 

 

 

Bài viết khác

Giới thượng lưu chuộng thiết kế ‘nhà cao cửa rộng’

Giới thượng lưu chuộng thiết kế ‘nhà cao cửa rộng’

Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2018-2023, với 10,1% mỗi năm. - Nhận định về hành vi của người mua nhà hiện nay sau đại dịch Covid-19, nhu cầu của một nhóm khách...

6 yếu tố vàng làm nên sân vườn ngoại thất đẹp

6 yếu tố vàng làm nên sân vườn ngoại thất đẹp

Diện tích tổng thể nhà bạn khá rộng rãi với sân vườn ngoại thất thoáng đãng? Bạn đang không biết thiết kế sân vườn nhà mình như thế nào? Hôm nay, chúng tôi mách bạn 6 yếu tố vàng làm nên sân vườn đẹp. Hãy cùng khám phá nhé! Phác...

Ngoại thất là gì? Lưu ý gì khi thiết kế ngoại thất?

Ngoại thất là gì? Lưu ý gì khi thiết kế ngoại thất?

Để có một ngôi nhà đẹp thì gia chủ cần phải “chăm sóc” từ ngoại thất cho đến nội thất. Nội thất là những thiết kế bên trong ngôi nhà. Vậy còn ngoại thất thì sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhanh ngoại thất là gì nhé! Ngoại thất...

Phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất ngày nay

Phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất ngày nay

Hiện nay có rất nhiều phong cách mới lạ và sáng tạo độc đáo nhờ ý tưởng phong phú của nhiều nhà thiết kế. Việc tạo nên phong cách cho tổ ấm cũng giống như tạo nên linh hồn cho căn nhà trở nên bắt mắt, thu hút và tiện...

So sánh các bảng liệt kê